Categories
3- HÌNH ẢNH SINH HOẠT

TƯỜNG THUẬT_LỄ KỶ NIỆM 6 NĂM THÀNH LẬP HỘI ÁI HỮU CỰU SVSQTB/TĐ OREGON VÀ VÙNG PHỤ CẬN NGÀY 05/12/2018

Lễ kỷ niệm ngày thành lập là một đánh dấu quan trọng trong sinh hoạt của hội Cựu Sinh viên Sĩ Quan Trừ bị Thủ Đức Oregon và Vùng Phụ Cận. Lễ kỷ niệm lần này đánh dấu sự ra đời 6 năm trước đây của hội khi một số niên trưởng Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức viết lý do trong nội quy thành lập hội:
“Bằng lập trường Quốc gia Dân Tộc, với niềm hãnh diện chung của các thanh niên đã cống hiến đời mình để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu.
“Bằng tinh thần đồng môn và mục đích tương trợ, ái hữu, giúp đỡ nhau, đồng thời liên kết các thế hệ con em thành một khối đồng nhất với tinh thần Cư An Tư Nguy.”
Niên trưởng Chu Quang Đại, một sáng lập viên đã cảm nhận một Tiếng Gọi Đồng Môn tha thiết thúc dục trong tâm tư mình:
Tiếng gọi thân quen của Ðồng Môn
Như tiếng kèn vang, sáng quân trường
Thức giấc tung mền ta cùng chạy
Mau về gom lại mảnh tình thương…
Hội viên Cư An Tư Nguy, và cả những người vợ hiền thân thương, đồng cam cộng khổ của họ cũng vui vẻ chia xẻ và ủng hộ người chồng yêu dấu của mình trong trách nhiệm này:
Tại nơi đây từ khi thành lập hội
Số Ðồng Môn đáp lại lúc càng đông
Dâu Thủ Ðức cũng hăng hái góp công
Cùng sinh hoạt trong những lần mở hội…
Do đó, hôm nay ngày 12 tháng 5 năm 2018, Hội Ái Hữu Thủ Đức lại mời các hội đoàn cùng các chiến hữu và đồng hương tham dự ngày lễ mừng hội thành lập năm thứ 6 tại hội trường Hollywood Senior Center, Portland, Oregon. Để chia xẻ sự vui mừng này, các cá nhân và hội đoàn trong cộng đồng Việt Nam Oregon và Vancouver, Washington đã nồng nhiệt đáp nhận lời mời đến tham dự buổi lễ. Trời cũng chiều người. Không khí buổi sáng mát mẻ và tin thời tiết tiên đoán một ngày
nắng đẹp…
Thành phần chính của ban tổ chức buổi lễ hôm nay gồm có:

Trưởng ban tổ chức: niên trưởng Hội trưởng Trần Hồng Minh; Master of ceremonies: Alpha Đỗ Quang Thùy; Trưởng ban Nghi lễ: Alpha Hoàng Tiến Phương; Trưởng ban, Phó trưởng ban, và các phụ tá ban Ẩm thực: Alpha Phạm Văn Bộ, Trần Văn Tố, các phu nhân Thủ Đức và thân hữu; Trưởng ban Khánh tiết và Trật tự Hội trường: Alpha Lê Văn Hưởng và alpha Lê Quang. Toán Quốc và Quân kỳ: các alpha Chu Trung Cát, Lương Văn Nhật, Trần Kiêm Quy, Lê Đình Huy,
và Trần Văn Thơ. Bánh sinh nhật Thủ Đức: Alpha Nguyễn Đăng Quang. Phần Văn nghệ được điều khiển bởi Trưởng ban Văn nghệ: Alpha Đàm Mạnh Chiêu và nhạc sĩ Không quân Nguyễn Liêm.
Nhiều phu nhân Thủ Đức yêu kiều và tha thướt trong bộ áo dài xanh dương xen lẫn với các phu quân hội viên Thủ Đức gọn gàng và oai nghiêm trong bộ tiểu lễ.
Chị Khuê Các và cháu Mỹ Châu, hai khuôn mặt khả ái và xinh đẹp của hội Thủ Đức, điều khiển bàn tiếp tân và chào đón quan khách. Các quan khách tham dự đến từ các vùng khác nhau ở Portland và phụ cận, và từ Vancouver, Washington. Các bàn trong hội trường đông đủ người tham dự. Chủ khách hòa nhập có gần 200 người.
Ngoài ra còn có các nhiếp ảnh tài tử Thủ Đức: Alpha Nguyễn Ngọc Thi và Phùng Quốc Sự…
Buổi lễ bắt đầu lúc 12:00 giờ trưa. Hiện diện trong phần quan khách tham dự: Đại diện các hội đoàn là quý ông Uông Phát (Cộng Đồng Vancouver, Washington), Từ Đức Tháo (Cộng Đồng Việt Nam Oregon), Đoàn Kim Bảng (Quân Cán Chính Oregon), Nguyễn Phú (Hội Người Việt Cao Niên), Bác sĩ Bùi Trọng Căn (Thi Văn Ngàn Thông), Oregon Thời Báo (Nguyễn Quang Trung). Các hội cựu quân nhân: Không quân (Đặng Trung, Soạn, Thơm), Hải quân (Nguyễn Văn Đông, Phạm Quốc Nam), Thủy Quân Lục Chiến (Nguyễn Hoàng Kiệt), Võ Bị Đà Lạt (Phạm Công Thành), Tổng Tham Mưu (Phạm Minh Nguyệt), Chiến Tranh Chính Trị (Nguyễn Lương Tâm). Các cựu quân, cán, chính VNCH: Trung tá Trần Ái Quốc, thiếu tá HQ Lương DiệmTường, đại úy Pháo binh Từ Đức Tài, ông Hồng Lĩnh. Các thành viên trong cộng đồng: Cô Cổ Vương Ngọc Lan và gia đình, cô Elisa, anh Minh Tú, Tiến sĩ Đỗ Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đức Quang Hoàng, nhiếp ảnh gia Lê Quang Trung và Mary Nguyễn. Bên cạnh các quý khách Hoa Kỳ, chị Trần Hợp Mỹ, chị Kathy Vũ, ông bà Luân và một số rất đông thân hữu Thủ Đức đến tham dự và chúc mừng hội…
Lễ rước Quốc và Quân kỳ thật uy nghiêm, lễ chào cờ Việt Nam và Hoa Kỳ thật trang trọng, phút Mặc niệm thật u buồn, thương tiếc.
Sau phần tiễn đưa Quốc và Quân kỳ, Hội trưởng Thủ Đức Trần Hồng Minh chào mừng và giới thiệu quan khách, phát biểu và khai mạc buổi lễ. Trong phần đáp từ, ông Từ Đức Tháo, Chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam Oregon, tỏ lời cám ơn và chúc mừng Hội. Ông ca ngợi và cám ơn sự đóng góp nhiệt thành và hiệu quả của Hội trong các công tác và tạo tình đoàn kết bền chặt trong cộng đồng người Việt ở Oregon. Ông cũng loan báo việc bầu cử Tân Chủ Tịch Cộng Đồng Viêt Nam Oregon
nhiệm kỳ 2018-2020 tháng 6 tới và kêu gọi mọi người hãy tích cực tham gia đi bỏ phiếu ngày thứ bảy, 16 tháng 6 này tại 3 địa điểm bầu cử. Ông chia xẻ lý do nào vào giờ phút chót ông quyết định ứng cử để tiếp tục phục vụ đồng bào.
Tiếp theo, ông Đoàn Kim Bảng, Hội trưởng Hội Quân Cán Chính Oregon tỏ lời cám ơn và ca ngợi các thành quả và đường lối làm việc có tổ chức và quy củ của Hội. Ông cũng loan báo chương trình đặc sắc lễ kỷ niệm ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa năm nay diễn ra vào 5:00 giờ chiều cùng ngày 16 tháng 6 do Hội Quân Cán Chính tổ chức tại hội trường IRCO (IRCO (Immigrant & Refugee Community Organization), địa chỉ: 10301 NE Glisan Street, Portland, OR 97220.
Trong phần đáp từ, ông Hội trưởng Trần Hồng Minh cám ơn toàn thể quan khách đã đến chúc mừng và chung vui với Hội trong ngày lễ mừng 6 năm ngày thành lập. Lá cờ thiêng màu vàng ba sọc đỏ Việt Nam Cộng Hòa được các chiến sĩ Cư An Tư Nguy trân trọng trình diện trước quan khách trong lời ca vang động trong hội trường. Bánh sinh nhật, rượu sâm banh mở màn cho tiệc nhẹ với các món ăn ngon lành cho quan khách tham dự. Thủ Đức Hành Khúc và Con Đường Vui là hai bài do toàn ban Văn nghệ Thủ Đức hợp ca mở đầu cho chương trình văn nghệ với sự cộng tác tài ba của các ca sĩ Tuyết Lan, Hoài Trang, Lệ Hải và Thu Tâm, và các ca sĩ của gia đình Thủ Đức và thân hữu. Đặc biệt năm nay có sự tham dự vui tươi của đoàn Hưng Ca Portland Oregon, giúp vui và hát cho Dân Chủ, Tự do, và Nhân Quyền cho Việt Nam.
Chủ đề văn nghệ năm nay là TÌNH CA và TÌNH LÍNH của anh trưởng ban Chiêu được diễn tả với nhiều mơ mộng qua giọng hát ngọt ngào của ca sĩ Thu Tâm trong Con Đường Tình Ta Đi và Nếu Anh Về Bên Em. Như muốn nhân mạnh chủ đề tình lính này của mình, anh Chiêu, trong bản Thư Về Em Gái Thành Đô tiếp theo sau, hát với giọng trầm ấm đầy xúc cảm: “Tôi vẫn chưa quên lời nguyện cầu ước ngày xưa.”
Ca sĩ Tuyết Lan, với giọng hát truyền cảm, diễn tả tâm sự người vợ hiền hỏi người chồng lính chiến “Anh ở biên thùy có nhớ không?” trong Nỗi Buồn Đêm Đông. Hay tấm tình tan vỡ bi thương của người lính trẻ “Một chiều rừng mưa được tin em gái mất” trong Những Đồi Hoa Sim.

Ca sĩ Lệ Hải diễn tả bằng giọng hát nhiều mơ mộng: “Rồi hẹn đừng ước mơ. Mà tê tái cho người mong chờ” trong Hai Phương Trời Cách Biệt. Dù phương trời ấy là Chiều Mưa Biên Giới…
Đoàn Hưng Ca với ca khúc hùng mạnh Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ và bài hát Đừng Đứng Nhìn của ca sĩ trẻ Hoài Trang như nhắc nhở thính giả chớ quên nguồn gốc, dòng giống Việt Nam hiên ngang, oai hùng và thúc dục chúng ta tiếp tục đấu tranh trong mọi gian khổ. Hãy “Cười ngạo nghễ đi trong đau nhức khôn nguôi.”
Các ca sĩ hội viên và phu nhân Thủ Đức cũng không kém tài ca hát. Em Vẫn Mơ Một Ngày Về (Thu Thủy/Thu Hường), Cho Người Vào Cuộc Chiến (Thu Tâm), Chiều Tây Đô (Trần Kiêm Quy/ chị Phạm Cảnh), Như Đã Dấu Yêu (Hoàng Cúc), Niệm Khúc Cuối (Phạm Chương/ Chị Vũ Trang), Quán Nửa Khuya (Trần Văn Thơ), Hoa Soan Bên Thềm Cũ (Đàm Mạnh Chiêu/ Chị Hoàng Cúc), Tuyết Trắng (Thu Hồng), Chuyện
Tình Mộng Thường (Lê Cát Bá/Thu Hường) và Tám Điệp Khúc (Phạm Văn Bộ).
Với giọng trầm ấm đầy xúc cảm, họa sĩ Nguyễn Văn Nhớ diễn ngâm bài Một Chút Tâm Tư của thi sĩ Thủ Đức Thanh Huyền về tâm sự người chiến binh QLVNCH:
Thương quê nhớ bạn sầu non nước
Dày vò năm tháng dạ tha hương
Hận nước vết thù còn loang máu
Làm sao quên được những đau thương!
Ai xa quê cũng thấy lòng man mác
Người lính buồn càng đau xót nhiều hơn
Nơi tha hương thao thức những canh trường
Câu Bảo Quốc An Dân còn vang vọng…
Trong phần phát biểu cảm tưởng của hậu duệ, Bác sĩ Nguyễn Đức Quang Hoàng đã đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn về các hy sinh, gian khổ, tủi nhục của các cấp quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa. Bác sĩ nói rằng những thành đạt vẻ vang của thế hệ trẻ như ông là do những hy sinh và kiên trì của các bậc cha anh, những người đã một thời hiến tuổi trẻ và cuộc đời mình chống bạo quyền xâm lược Cộng sản. Ngày nay, dù sống tha hương trong buổi hoàng hôn của cuộc đời, họ vẫn không quên Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm. Họ chưa bỏ cuộc! Bác sĩ Hoàng, trích lời thơ của thi sĩ Đặng Dung, ví những chiến sĩ này như sau:
Thù nước chưa xong đầu đã bạc
Dưới trăng mài kiếm mấy thu rồi

Trong những năm qua, Hội Ái Hữu Cựu SVSQ/TB/TĐ đã nhận được nhiều ủng hộ nhiệt thành của các đoàn thể và cá nhân trong cộng đồng người Việt Oregon và Vancouver, Washington. Và hôm nay, Hội rất biết ơn, vui mừng và trân trọng trao tặng món quà lưu niệm cho các cá nhân đã đem tài năng và cố gắng phục vụ cộng đồng và Hội Ái Hữu Thủ Đức: Các ca sĩ Tuyết Lan, Hoài Trang, Lệ Hải, Thu Tâm và nhiếp ảnh gia Mary Nguyễn.
Mọi người tham dự lần lượt vui vẻ ra về trong nắng ấm sau bài hát Việt Nam Việt Nam kết thúc buồi lễ lúc 4 giờ chiều của toàn ban văn nghệ gia đình Cư An Tư Nguy:
Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời
Việt Nam hai câu nói bên vành nôi
Việt Nam nước tôi.
Việt Nam Việt Nam tên gọi là người
Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời
Việt Nam đây miền xinh tươi
Việt Nam đem vào sông núi
Tự do công bình bác ái muôn đời… (Phạm Duy)
Lời hát vang vọng trong tâm tư…Phải, Việt Nam quê hương tôi gần một thế kỷ nay vẫn đang còn lầm than và quằn quại dưới nanh vuốt của bạo quyền Cộng Sản. Tôi nhớ lời thư của một cựu quân nhân QLVNCH viết về cảm nghĩ của anh trong ngày tưởng niệm thứ 43 Quốc Hận 30 tháng 4 [Lá Thư Ngày Quốc Hận Năm Thứ 43 Của Một Người Lính VNCH – Tác giả Nước Nam] gần đây :“Thấy được thảm họa cộng sản đang xảy ra trên quê hương như thế, có ai nỡ lòng thờ ơ hay cho rằng Việt
Nam đang là một đất nước bình yên, giàu có và phát triển?” Phải, dân tộc tôi đang thoi thóp sống từng ngày và hơn lúc nào hết cần Nhân quyền, Tự do, Công bình, và Bác ái.
Người lính chiến QLVNCH nói chung và các chiến hữu Cư An Tư Nguy nói riêng, vẫn trân trọng nhiệm vụ đã một thời giao phó cho mình: BẢO QUỐC AN DÂN. Họ đã chiến đấu anh dũng bảo vệ tự do và hạnh phúc của đồng bào và không bao giờ chịu khuất phục trước bạo quyền vô nhân Cộng sản dù thất thế và bị vùi dập trong lao tù Cộng sản. Nhiều tướng tá và binh sĩ QLVNCH đã liều mình chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và tuẫn tiết khi cơ đồ gẫy đổ. “Thế Chiến Quốc, Thế Xuân Thu.”
Ai là ngụy và ai là chính? Lịch sử và sự thật sẽ minh xác chiến sĩ QLVNCH chính là những chiến sĩ từ dân mà ra, chiến đấu vì dân, cho tự do, no ấm và hạnh phúc của dân tộc Việt Nam.

Chiến sĩ QLVNCH là những hiệp sĩ của dân tộc, yêu chính nghĩa của tự do và nhân quyền. Họ chiến đấu, hy sinh vì nước, vì tư do, của tự do, và cho tự do của toàn dân. Như những nhà ái quốc chân chính hiện nay trong quốc nội Việt Nam và hải ngoại đang tranh đấu cho tự do và nhân quyền, chiến sĩ QLVNCH là những người công chính. Chưa một ai thấy một người công chính lầm lạc trên con đường chính nghĩa của họ.
Những cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nhận thức rằng họ đang đi trên cuối đoạn đường của cuộc đời mình nhưng tin tưởng rằng các áp bức của bạo quyền Cộng sản chỉ là nhất thời và không thể tồn tại vĩnh viễn. Sự thật sẽ vạch trần gian dối, trí nhân sẽ thay cường bạo, và đại nghĩa sẽ thắng hung tàn. Ngày hôm nay, trên quê hương tạm dung khắp năm châu, người lính chiến tha hương và đồng bào tỵ nạn Việt Nam hướng lòng mình về cố quốc với hy vọng:

Quê mình rồi sẽ đổi thay

Hoài hương tâm sự vơi đầy lòng ta
Cầu cho vận mệnh nước nhà
Qua thời đen tối lại là vinh quang (Th-k19)
Hội Aí Hữu Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Oregon và Vùng Phụ Cận hân hoan đón nhận các lời chào và chúc mừng, cùng trân trọng cám ơn sự ủng hộ nhiệt thành của tất cả các quý hội đoàn, quan khách tham dự, quý hội viên và gia đình, thân hữu và quý đồng hương. Ban tài chánh thu nhận tổng cộng $2,270.00 (hai ngàn hai trăm bảy mươi đô la) tiền ủng hộ.

Trân trọng,
Tường thuật: Phan Anh Thi
Hình ảnh: Mary Nguyễn
Ngày 12 tháng 5 năm 2018, Portland, Oregon USA

Chiến sĩ QLVNCH là những hiệp sĩ của dân tộc, yêu chính nghĩa của tự do và nhân
quyền. Họ chiến đấu, hy sinh vì nước, vì tư do, của tự do, và cho tự do của toàn
dân. Như những nhà ái quốc chân chính hiện nay trong quốc nội Việt Nam và hải
ngoại đang tranh đấu cho tự do và nhân quyền, chiến sĩ QLVNCH là những người
công chính. Chưa một ai thấy một người công chính lầm lạc trên con đường chính
nghĩa của họ.
Những cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nhận thức rằng họ đang đi
trên cuối đoạn đường của cuộc đời mình nhưng tin tưởng rằng các áp bức của
bạo quyền Cộng sản chỉ là nhất thời và không thể tồn tại vĩnh viễn. Sự thật sẽ vạch
trần gian dối, trí nhân sẽ thay cường bạo, và đại nghĩa sẽ thắng hung tàn. Ngày
hôm nay, trên quê hương tạm dung khắp năm châu, người lính chiến tha hương
và đồng bào tỵ nạn Việt Nam hướng lòng mình về cố quốc với hy vọng:
Quê mình rồi sẽ đổi thay
Hoài hương tâm sự vơi đầy lòng ta
Cầu cho vận mệnh nước nhà
Qua thời đen tối lại là vinh quang (Th-k19)
Hội Aí Hữu Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Oregon và Vùng Phụ Cận hân
hoan đón nhận các lời chào và chúc mừng, cùng trân trọng cám ơn sự ủng hộ
nhiệt thành của tất cả các quý hội đoàn, quan khách tham dự, quý hội viên và gia
đình, thân hữu và quý đồng hương. Ban tài chánh thu nhận tổng cộng $2,270.00
(hai ngàn hai trăm bảy mươi đô la) tiền ủng hộ.

Trân trọng,
Tường thuật: Phan Anh Thi
Hình ảnh: Mary Nguyễn
Ngày 12 tháng 5 năm 2018, Portland, Oregon USA

HÌNH ẢNH (Mary Nguyên)

Hội Ái Hữu Cựu SVSQ-TB Thủ Đức Oregon & Vùng Phụ Cận – Kỷ Niệm lần thứ 6 Ngày thành lập

Categories
3- HÌNH ẢNH SINH HOẠT

Tết 2016

Cộng Đồng Việt Nam Oregon Chuẩn Bị Tết Bính Thân 2016

Hình ảnh Hội Chợ Tết 2016-CDVN-OR

Hình ảnh Dạ Vũ Mừng Xuân 2016

Categories
3- HÌNH ẢNH SINH HOẠT

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương Và Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư / Lần thứ 43 tại Portland, Oregon

Thưa quý anh chị,

 Ngày Quốc Hận 30 Tháng 4 được tổ chức long trọng ở khắp nơi  đã qua rồi như dư âm vẫn còn đó.

  Thành phố Portland hiền lành nhỏ bé của người viết cũng đã tổ chức một buổi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư tại Portland, Oregon ngày Thứ Bảy 28 Tháng 4 năm 2018 vừa qua.  

Người viết xin được chia sẻ tâm tình, hình ảnh và videos buổi lễ này để nói lên  lòng biết ơn QuốcTổ và niềm đau nước mất nhà tan  của người dân nước Việt đang sống ở hải ngoại.

  Kính mong quý thân hữu cùng cảm thông với đồng hương Việt Nam tại Portland, Oregon.  Xin cám ơn.

Trân trọng,

Sương Lam

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương Và Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư tại Portland, Oregon

Đây là bài số bốn trăm mười sáu (416) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Thứ bảy 28 Tháng 4 năm 2018 vừa qua, vợ chồng chúng tôi đến trường Ron Russell Middle School ở số 3855 SE 112 th Ave Portland, OR 97266  để dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tưởng Niệm Ngày 30-4 lần thứ 43  do ban Chấp Hành Cộng Đồng Việt Nam Oregon phối hợp cùng các đoàn thể trong cộng đồng tổ chức.

Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương và Quốc Hận 30 Tháng 4 gồm có: 

Phần 1-  Lễ Chào Quốc Kỳ

Phần 2-  Giỗ Tổ

Phần 3-  Lễ Truy Điệu

Phần 4- Văn Nghệ

 Phần 1- Lễ chào Quốc Kỳ do Cựu Sĩ Quan Hải Quân Phạm Quốc Nam và Cựu Sĩ Quan Thủy Quân Lục Chiến  Đỗ Thành phụ trách

Phần 2-  Lễ Giỗ Tổ do ông Nguyễn Quang Trung, Nhóm Tế Lễ  Hội Ái Hữu Quảng Trị  Portland, Oregon và Nhóm Thân Hữu Gia Đình phụ trách

Là con dân đất Việt dù sống ở xứ người, chúng ta vẫn phải nhớ đến cội nguồn của mình và nhớ ơn các bậc tiền nhân anh hùng đã ra công dựng nước và giữ nước.

Cổ đức xưa có dạy rằng:

“Cây có cội mới tủa xanh nhành lá

Nước có nguồn mới tỏa khắp rạch sông

Phận làm người ai cũng phải có tổ tông

Phận làm con phải hết lòng lo báo hiếu”

Nhìn quý vị cao niên Hội Ái Hữu Quảng Trị làm lễ ghi nhớ công ơn của các vị vua Hùng đã có công dựng nước rất trang nghiêm, thành kính, tôi thấy nao nao trong lòng và tự hỏi:  “Nếu mai kia thế hệ này không còn nữa thì đàn con trẻ Việt Nam các thế hệ kế tiếp sinh trưởng nới xứ người có còn nhớ đến các nghi lễ này hay không?”

  Một câu hỏi thật bi quan nhưng vẫn là mối lo nghĩ canh cánh trong lòng đối với những ai còn muốn giữ gìn lễ nghĩa, đạo đức Việt Nam nơi xứ người.  Thiết nghĩ quý vị cao niên trong ban tế lễ này tại Portland và các nơi khác cần hướng dẫn và truyền trao những sinh hoạt văn hoá hay đẹp này cho các thế hệ mai sau.  Các trường dạy Việt Ngữ không phân biệt tôn giáo, các đoàn thể sinh viên học sinh, các đoàn thể sinh hoạt văn hóa, xã hội, chính trị, các ban chấp hành cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại, nhất là các vị cao niên đã thông hiểu các nghi thức tế lễ có bao giờ nghĩ đến việc mở những lớp  học để truyền dạy lại cho thế hệ trẻ các nghi lễ đặc thù văn hóa Việt Nam này hay chăng?  Nếu không hoặc chưa nghĩ đến, thì chúng ta cũng đừng trách tại sao những sinh hoạt văn hóa hay đẹp đó sẽ bị mai một theo thời gian trong dòng lịch sử của dân tộc Việt Nam nơi xứ người?

Trong niềm hoài mong con cháu chúng ta còn biết được một chút nào về nguồn cội tổ quốc Việt Nam, người viết viết lên tâm tình của một người mẹ Việt Nam qua bài thơ dưới đây. Xin được chia sẻ cùng qúy bạn và hy vọng sẽ nhận được sự cảm thông của quý bạn.

Mời xem Youtube   Con Nên Hiểu Trinh Huỳnh thực hiện ảnh thơ  và Lâm Dung trình bày bài hát Đàn Chim Tha Phương qua link dưới đây:

Con Nên Hiểu

Con yêu hỡi! Ngày mai con sẽ lớn

Ở nơi đây, thế giới của Tự Do,

Nào biết đâu một cuộc sống ấm no

Phải được trả bằng khăn tang, xương trắng

Con có biết, nơi biển sâu rừng vắng

Nơi nông trường, chốn tù ngục, đồng khô

Bao oan hồn, bao kẻ chết không mồ

Bao máu lệ, kết thành Tự Do ấy?

Con nào biết, từ ngày binh lửa dậy,

Biết bao người phải sống kiếp điêu linh

Biết bao nhiêu chiến sĩ phải hy sinh

Để gìn giữ mảnh dư đồ Việt quốc

Con nên hiểu, kể từ khi lập quốc

Hùng Vương xưa, nay đã bốn nghìn năm

Trải bao đời Ngô, Việt, Lý, Lê, Trần,

Bao xương trắng, máu hồng vun đất Tổ

Giang sơn Việt, được tạo bằng gian khổ

Bằng mồ hôi, nước mắt với hy sinh,

Của mẹ cha, của chinh phụ chung tình

Của chiến sĩ, của mọi người dân Việt!

Con nên hiểu, dẫu sống xa Tổ Quốc

Con vẫn là người Việt nước Nam ta,

Con phải yêu Tổ quốc, nước non nhà

Yêu lịch sử, nhớ công ơn Tiên Tổ

Con phải nhớ, bao nhiêu người đói khổ

Ở quê xưa, đang hướng vọng về đây

Nào ai đang hạnh phúc ấm no đầy

Xin một phút hướng lòng về Tổ Quốc

Con nên hiểu, buồn nào hơn vong quốc

Tổ chim quyên, người phải có cội nguồn

Mẹ mong con hằng ghi nhớ luôn luôn 

Dẫu con sống xa Quê Cha, Đất Mẹ

Sương Lam

Phần 3-  Lễ Truy Điệu  các chiến binh VNCH đã hy sinh vì tổ quốc và bỏ mình trong các trại tù CS và hằng trăm ngàn ngươì đi tìm tự do bỏ mình nơi rừng sâu biển cả.

Ông Từ Đức Tháo, Chủ tịch Ban Chấp hành Cộng Đồng Việt Nam Oregon đã xúc động khi nhắc lại những đau thương của người dân Việt trong biến cố lịch sử Quốc Hận 30 Tháng Tư.

 Phần 4- Phần văn nghệ do ban nhạc The Dream và Ban Hưng Ca Portland, Oregon trình bày nhiều bài hát chứa chan tình cảm làm nao long quan khách tham dự buổi lễ: Quê Hương Bỏ Lại, Sài Gòn Vĩnh Biệt, Triệu Con Tim, Người Lính Già Xa Quê Hương, Vẫn Còn Đây Các Con Của Mẹ v..v..

 Kính mời quý bạn cùng xem:

1-    Hình ảnh ghi nhận  buổi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tưởng Niệm 43 năm Ngày Quốc Hận  30 Tháng Tư do Cộng Đồng Việt Nam Oregon tổ chức vào thứ bảy, ngày 28 tháng 4 năm 2018 qua link đính kèm:

https://photos.google.com/share/AF1QipM81dvw8l1ivzrWAHxbPO6ZeZmL1NCZhF4uyhV80Zc1XGspEbkzack18rmlZSCqJw?key=ZDN6U241NHlNRFNIZS13VXAyNzhpSkd3VWt2MVN3

Cám ơn Mrs Mary Nguyễn đã chụp hình rất đẹp.

2- Youtube PHÓNG SỰ CỘNG ĐỒNG: Tưởng niệm Quốc Hận lần thứ 43 tại Portland – Oregon của SBTN

Vào lúc 1giờ trưa Thứ Bảy ngày 28 tháng 04 năm 2018, BCH-Cộng Đồng Oregon đã phối hợp với nhiều tổ chức và hội đoàn tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tưởng Niệm lần thứ 43 ngày Quốc Hận tại trường Trung Học Đệ Nhất Cấp Ron Russell thành phố Portland.

Cám ơn anh Lê Quang Trung đã thực hiện Youtube.

Thời gian vẫn cứ trôi  qua và con người vẫn còn đau buồn mỗi khi nhắc đến ngày 30 Tháng Tư năm 1975:

« Bao mươi năm! Cuộc đời dầu đổi khác

Nhưng tấm lòng yêu nước, nhớ quê hương

Và nỗi buồn của kẻ sống tha hương

Vẫn còn đó trong lòng người dân Việt »  

Thơ Sương Lam

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 416-ORTB 831-5218)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://plus.google.com/+SuongLamTran/postshttps://plus.google.com/+SuongLamPortland/posts

Categories
3- HÌNH ẢNH SINH HOẠT

Tường Trình Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tưởng Niệm lần thứ 42 ngày Quốc Hận 30/4

Ban Chấp Hành Cộng Đồng Việt Nam Oregon đã phối hợp với Hội Cựu Quân Cán Chính và các Hội cựu Quân Nhân tổ chức Lễ Tưởng Niệm lần thứ 42 ngày Quốc Hận 30 tháng Tư vào đúng ngày Chủ nhật 30 tháng 4 năm 2017 lúc 1:30 PM tại phòng Gym/IRCO.
Đặc biệt năm nay cùng lúc có tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương do Hội Ái Hữu Đồng Hương Quảng Trị đảm trách thật trang nghiêm và trọng thể. Trước mặt hội trường trên vách cao, lá đại kỳ Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hòa, cờ vàng ba sọc đỏ. Trên bục cao phía trước lá Quốc kỳ, bàn thờ Tổ thờ các vị vua Hùng có công dựng nước và giữ nước từ hàng ngàn năm về trước. Bàn hương án, mâm ngũ quả, nhang đèn khói hương nghi ngút. Hai bên bàn thờ, chiêng trống, hai bục cờ xí màu sắc rồng phượng thời xa xưa. Trông thật uy nghi!
Phía trước bàn thờ Tổ, thấp hơn là bàn thờ di ảnh 5 vị Tướng và 2 vị Tá QL VNCH. “Sinh vi tướng, tử vi thần”. Chiến đấu đến giờ phút cuối cùng quyết không hàng giặc, tuẫn tiết giữ tròn tiết tháo cùng vận nước vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trong hội trường, hai loạt dãy ghế, đông đảo bà con đồng hương đến tham dự: từ những bậc trưởng thượng, các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo,các vị cựu Chủ tịch, phó Chủ tịch của VNCO, các vị đại diện Cộng đồng người Việt thuộc Clark County, các vị đứng đầu các hội đoàn đông nghịt cả hội trường, lớp ngồi lớp đứng , ngót hơn 200 người tham dự.
Đa số các cựu quân nhân mặc thường phục hay quân phục. Họ là những người một thời trai trẻ, xông pha nơi chiến trường quyết hy sinh xương máu diệt thù bảo vệ quê hương, và cũng một thời chịu muôn vàn khổ đau trong các trại tù cộng sản. Quý vị sĩ quan cao cấp: cựu Trung tá Lê Văn Khương, cựu Trung tá Trương Hữu Quýnh, cựu Trung Tá Trí…
Đúng 1:30, vị Sĩ quan điều khiển buổi lễ, cựu Sĩ quan Thiết giáp Đoàn Kim Bảng tuyên bố buổi lễ bắt đầu và mời toàn thể hội trường đứng lên nghiêm chỉnh chuẩn bị chào quốc kỳ Việt Mỹ.
Toán Quốc kỳ từ từ tiến đến vị trí hành lễ giữa hai hàng cựu quân nhân mặc quân phục trước bàn thờ Tổ quốc. Vị Sĩ quan Quân lễ, cụu Sĩ quan Hoàng Tiến Phương với giọng hùng hồn rắn chắc điều khiển buổi chào Quốc kỳ và phút mặc niệm thật uy nghi hùng tráng. Kế đến vị chỉ huy buổi lễ đã kể ra hàng loạt những tệ nạn, những thối nát, băng hoại về đạo đức từ trường học đến xã hội của một đất nước dưới bàn tay gian ác độc tài đảng trị cộng sản.
Kế đến là lời phát biểu của Chủ tịch Việt Nam Oregon, ông Từ Đức Tháo ca ngợi công đức của tiền nhân, hun đúc tinh thần yêu nước thương nòi, uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ trẻ sau này. Đặc biệt ông nhấn mạnh đến tháng Tư đen, 30 tháng 4. 42 năm qua dân tộc đã chìm đắm trong đau khổ tận cùng. CSVN khủng bố đàn áp dân đen, dâng đất dâng biển cho Tàu cộng.
Dân tộc Việt Nam bị Hán hóa. Ngày nào còn Cộng sản thì họa mất nước không còn bao lâu.
Trong buổi lễ, ông Phạm Quốc Nam, cựu Đại úy Hải quân đã trình bày cho cử tọa xem hai đoạn phim, người trong nước lòng căm hờn sôi sục với bọn cộng sản và không tiếc lời ca tụng lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Ông Huỳnh Quốc Bình, cựu Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam Oregon, lúc nào cũng dành cho chế độ CSVN những lời lên án hùng hồn đanh thép phát xuất từ trái tim, tấm lòng của một công dân Việt Nam Cộng Hòa yêu chuộng hòa bình, công lý, căm hờn bọn cộng sản độc tài gian ác.
Ông Vũ Hải, cựu Sĩ quan Chiến tranh Chính trị, thuật lại những ngày tháng nghiệt ngã trong lao tù cộng sản nơi đất bắc. Nơi ấy ông đă gặp những thường dân cho biết họ lấy làm thất vọng vì miền Nam tự do đã đánh mất cơ hội giải thoát họ ra khỏi ách cai trị độc ác của cộng sản.
Bà Tâm, phu nhân của cựu Thiếu Tá Nguyệt, kể lại những lúc đi thăm anh ruột và anh rễ tại các trại tù từ Bù Gia Mập đến đất bắc xa xôi. Thật xúc dộng khi nghe bà thuật lại cơ duyên gặp người tù, cựu Thiếu tá Nguyệt, trong những lần cùng đi thăm nuôi với má của anh…
Cháu Ninh Mai Thảo (Sandy) đại diện cho giới trẻ sinh ra và trưởng thành trên đất nước Hoa Kỳ nói lên hiểu biết của cháu về chính thể Việt Nam Cộng Hòa qua quá trình sinh hoạt trong hội sinh viên và cộng đồng. Cháu mong bậc ông bà, cha mẹ nên khuyên con cháu mình dự những buổi lễ Giỗ Tổ, Tết cổ truyền và Tưởng niệm Quốc hận 30/4 để biết về cội nguồn dân tộc và biết tại sao chúng ta lại phải sống xa quê hương Việt Nam, nơi ấy không có tự do tôn giáo, không có tự do ngôn luận và quyền con người. Từ đó, dấn thân vào con đường tranh đấu lẽ phải cho dân tộc Việt Nam.
Bốn ca sĩ Hoài Trang, Lệ Hải, Thu Tâm và Tuyết Lan của Ban chấp hành VNCO đã thay phiên nhau trình bày những ca khúc rất ý nghĩa và phù hợp với Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận. Nghe nhạc, nhớ đến những cảnh đời đau khổ của dân tộc mà lòng đầy ưu tư và xúc động. Buổi lễ đã
kết thúc lúc 4 giờ chiều cùng ngày.

Từ Đức Tài
Portland ngày 3 tháng 5 năm 2017

Xem Hình ảnh

Báo Cáo Chi Thu và Cảm Ơn về Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương &
Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30/04 Lần thứ 42 tại IRCO (1975-2017)

A. Phần Chi

  1. IRCO cho mượn hội trường: $ 00.00
  2. Hoàn lại Hội Ái Hữu Quảng Trị tiền thuê xe chở đồ tế lễ: $100.00
  3. Anna’s Flower- Vòng hoa “Tổ Quốc Tri Ân” $125.00
  4. Trần Tiến-One Man Band $150.00
  5. An Tran ProSound-Âm thanh $200.00
  6. Good Taste-con heo quay $324.00
  7. Bánh mì (mua thêm), nước uống, trái cây, bông hoa $330.88
    Tổng cộng đã chi: $ 1,229.88
    B. Phần quý bà con ủng hộ hiện kim:
  8. Ô/B Đỗ Hải và Nguyễn Thanh Vanna $200.00 (check)
  9. Ô/B Đỗ Hùng $100.00
  10. Bán 7 T-Shirts (do chị Ngọc Hà tặng ) $100.00
  11. Ca sĩ Lệ Hải $100.00
  12. Ô/B Trương Hữu Quýnh và Lê Phương Hoa $50.00 (check)
  13. Ô/B Nguyễn Văn Đông và Trần Thị Thu Hương $50.00
  14. Anh Lê Ru $50.00
  15. Ô/B Nguyễn Hữu Hải $40.00
  16. Cô Đoàn Duyên $20.00
  17. Bà Bùi Nga (San Jose) $20.00
  18. Ô/B Nguyễn Lãng $20.00
  19. Một vị ẩn danh $20.00
    Tổng cộng số tiền được ủng hộ: $770.00
    Lee Sandwiches tặng 4 khay bánh mì thịt trị giá $143.96
    Lanvin tặng 3 khay bánh mì thịt trị giá $100.00
    Trân trọng báo cáo.
    Thủ Quỹ Justin Huấn Nguyễn
    huannvnco@gmail.com
Categories
5. EVENT

Mr. Tháo, Chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam Oregon phát biểu Ngày Quân Lực VNCH 19/06/2021

Categories
5. EVENT

18th Annual Scholarship & Awards Banquet

Categories
5. EVENT

Lễ Hội Đa Sắc Tộc

Mời tham dự Lễ Hội Đa Sắc Tộc – Festival of Nation

Ngày 17 tháng 9 năm 2022 – Lúc 11 sáng đến 4 giờ chiều

Tại 14601 SE Division St, Portland, OR 97236

Categories
4. TÀI LIỆU

Các Câu Hỏi về Công Dân (Lịch Sử và Tổ Chức Công Quyền) cho
Trắc Nghiệm Nhập Tịch

100 câu hỏi về công dân (Lịch Sử và Tổ Chức Công Quyền) cùng các giải đáp cho trắc nghiệm nhập tịch ghi dưới đây.
Trắc nghiệm công dân được hỏi miệng và giám khảo của Cơ Quan Quốc Tịch Và Di Trú (USCIS) sẽ hỏi ứng viên nhập tịch tới 10 trong số 100 câu. Ứng viên phải trả lời đúng 6 trên 10 câu hỏi để được đậu phần nhập tịch này.
Trong bài trắc nghiệm nhập tịch, một vài câu giải đáp có thể đã thay đổi vì các cuộc bầu cử hoặc công cử. Khi học thi, bạn cần tìm hiểu để có các câu giải đáp cập nhật nhất. Vào lúc thi phỏng vấn với USCIS (Cơ Quan Quốc Tịch và Di Trú), bạn nhớ trả lời các câu hỏi này cho đúng với tên các giới chức đang phục vụ. Giám khảo USCIS sẽ không chấp nhận câu trả lời sai.
Mặc dù USCIS biết là có thể có những câu trả lời đúng khác, ngoài 100 câu trả lời mẫu, tuy vậy các ứng viên được khuyến khích trả lời các câu hỏi theo như các câu trả lời mẫu đã cho.

CÔNG QUYỀN HOA KỲ

A: Các Nguyên Tắc Của Dân Chủ Hoa Kỳ

  1. Luật cao nhất của quốc gia là gì?
    ▪ Hiến Pháp
  2. Hiến Pháp có mục đích gì?
    ▪ thiết lập chánh phủ
    ▪ mô tả tổ chức chánh phủ
    ▪ bảo vệ các quyền căn bản của người dân Hoa Kỳ
  3. Ý tưởng tự quản trị nằm trong ba chữ đầu tiên của Hiến Pháp. Các chữ này là những chữ nào?
    ▪ Chúng tôi người dân (We the People)
  4. Tu chính án là gì?
    ▪ một sự thay đổi (trong Hiến Pháp)
    ▪ một sự thêm (vào Hiến Pháp)
  5. Ta gọi mười tu chính đầu tiên vào Hiến Pháp là gì?
    ▪ Luật Dân Quyền
  6. Kể ra Một quyền hoặc một tự do trong Tu Chính Án Đầu Tiên (First Amendment)?*
    ▪ tự do ngôn luận
    ▪ tự do tôn giáo
    ▪ tự do hội họp
    ▪ tự do báo chí
    ▪ tự do thỉnh nguyện chánh phủ

*Nếu bạn 65 tuổi hoặc hơn và đã là thường-trú-nhân tại Hoa Kỳ được 20 năm hay hơn, bạn có thể chỉ cần học các câu hỏi có dấu hình sao (*) mà thôi.

  1. Hiến Pháp có bao nhiêu tu chính án?
    ▪ hai mươi bảy (27)
  2. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập có ý nghĩa gì?
    ▪ thông báo nền độc lập của chúng ta (khỏi Anh Quốc)
    ▪ tuyên cáo nền độc lập của chúng ta (khỏi Anh Quốc)
    ▪ cho biết Hoa Kỳ đã tự do (khỏi Anh Quốc)
  3. Kể ra Hai quyền trong bản Bản Tuyên Ngôn Độc Lập?
    ▪ quyền sống
    ▪ quyền tự do
    ▪ quyền theo đuổi hạnh phúc
  4. Tự do tôn giáo là gì?
    ▪ Bạn có thể theo bất cứ tôn giáo nào, hoặc không theo tôn giáo nào.
  5. Hệ thống kinh tế của Hoa Kỳ gọi là gì?*
    ▪ kinh tế tư bản
    ▪ kinh tế thị trường
  6. “Thượng tôn luật pháp” là gì?
    ▪ Mọi người đều phải tuân theo luật pháp.
    ▪ Cả các người lãnh đạo đều phải tuân theo luật pháp.
    ▪ Nhà cầm quyền phải tuân theo luật pháp.
    ▪ Không ai được ở trên pháp luật cả.

B: Hệ Thống Công Quyền

  1. Cho biết một ngành hay phần của công quyền.*
    ▪ Quốc Hội
    ▪ lập pháp
    ▪ Tổng Thống
    ▪ hành pháp
    ▪ các tòa án
    ▪ tư pháp
  2. Cách nào ngăn cản một ngành công quyền trở thành quá mạnh?
    ▪ kiểm soát lẫn nhau
    ▪ phân quyền
  3. Ai phụ trách hành pháp?
    ▪ Tổng Thống
  4. Ai làm luật liên bang?
    ▪ Quốc Hội
    ▪ Thượng và Hạ Nghị Viện
    ▪ Ngành Lập Pháp (của Liên Bang hay Quốc Gia)
  5. Hai phần của Quốc Hội Hoa Kỳ là gì?*
    ▪ Thượng và Hạ Nghị Viện

*Nếu bạn 65 tuổi hoặc hơn và đã là thường-trú-nhân tại Hoa Kỳ được 20 năm hay hơn, bạn có thể chỉ cần học các câu hỏi có dấu hình sao (*) mà thôi.

  1. Có bao nhiêu Thượng Nghị Sĩ Liên Bang?
    ▪ một trăm (100)
  2. Chúng ta bầu Thượng Nghị Sĩ cho bao nhiêu năm?
    ▪ sáu (6)
  3. Ai là một trong những Thượng Nghị Sĩ Liên Bang của bạn?*
    ▪ Câu trả lời thay đổi tùy tiểu bang. [Cư dân ở thủ đô Washington, D.C. và cư dân ở các lãnh thổ Hoa Kỳ trả
    lời là DC hoặc lãnh thổ mình ở không có thượng-nghị-sĩ.]
  4. Hạ-Nghị-Viện có bao nhiêu dân biểu?
    ▪ bốn trăm ba mươi lăm (435)
  5. Chúng ta bầu dân biểu cho mấy năm?
    ▪ hai năm (2)
  6. Cho biết tên dân biểu của bạn.
    ▪ Câu trả lời sẽ thay đổi tùy nơi. [Cư dân ở các nơi có Đại Biểu “không có quyền biểu quyết” hoặc Đại Biểu Thường Trú có thể nói tên người đó. Cũng có thể trả lời là vùng đó không có đại diện có quyền biểu quyết tại Quốc Hội.]
  7. Thượng-nghị-sĩ đại diện ai?
    ▪ Tất cả người dân trong tiểu bang
  8. Tại sao có những tiểu bang có nhiều đại biểu hơn các tiểu bang khác?
    ▪ (Vì) dân số tiểu bang đó
    ▪ (Vì) tiểu bang đó đông dân hơn
    ▪ (Vì) một số tiểu bang đông dân hơn tiểu bang khác
  9. Nhiệm kỳ Tổng Thống là mấy năm?
    ▪ Bốn (4) năm
  10. Bầu Tổng Thống vào tháng nào?*
    ▪ Tháng Mười Một
  11. Hiện nay tên Tổng Thống Hoa Kỳ là gì?*
    ▪ Xin ghé thăm trang uscis.gov/citizenship/testupdates để biết tên của Tổng Thống Hoa Kỳ.
  12. Hiện nay tên Phó Tổng Thống Hoa Kỳ là gì?
    ▪ Xin ghé thăm trang uscis.gov/citizenship/testupdates để biết tên của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ.
  13. Nếu Tổng Thống không còn làm việc được nữa, ai sẽ thay thế làm Tổng Thống?
    ▪ Phó Tổng Thống
  14. Nếu cả Tổng Thống và Phó Tổng Thống không còn làm việc được nữa, ai sẽ thay thế?
    ▪ Chủ Tịch Hạ Nghị Viện
  15. Ai là Tổng Tư Lệnh quân đội?
    ▪ Tổng Thống
  16. Ai sẽ ký dự thảo luật thành luật?
    ▪ Tổng Thống
  17. Ai có quyền phủ quyết các dự luật?
    ▪ Tổng Thống
  • Nếu bạn 65 tuổi hoặc hơn và đã là thường-trú-nhân tại Hoa Kỳ được 20 năm hay hơn, bạn có thể chỉ cần học các câu hỏi có dấu hình sao (*) mà thôi.
  1. Nội các của Tổng Thống làm gì?
    ▪ Cố vấn cho Tổng Thống
  2. Kể ra Hai chức vụ trong hàng nội các.
    ▪ Bộ Trưởng Canh Nông
    ▪ Bộ Trưởng Thương Mại
    ▪ Bộ Trưởng Quốc Phòng
    ▪ Bộ Trưởng Giáo Dục
    ▪ Bộ Trưởng Năng Lượng
    ▪ Bộ Trưởng Y Tế và Phục Vụ Nhân Sinh
    ▪ Bộ Trưởng Nội An
    ▪ Bộ Trưởng Gia Cư và Phát Triển Đô Thị
    ▪ Bộ Trưởng Nội Vụ
    ▪ Bộ Trưởng Lao Động
    ▪ Bộ Trưởng Ngoại Giao
    ▪ Bộ Trưởng Giao Thông
    ▪ Bộ Trưởng Ngân Khố hay Tài Chính
    ▪ Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh
    ▪ Bộ Trưởng Tư Pháp
    ▪ Phó Tổng Thống
  3. Ngành tư pháp làm gì?
    ▪ duyệt lại luật lệ
    ▪ cắt nghĩa luật lệ
    ▪ giải quyết tranh cãi (bất hòa)
    ▪ quyết định xem luật có đi ngược lại hiến pháp không
  4. Tòa án cao nhất ở Hoa Kỳ là gì?
    ▪ Tối Cao Pháp Viện
  5. Có bao nhiêu thẩm phán ở Tối Cao Pháp Viện?
    ▪ Xin ghé thăm trang uscis.gov/citizenship/testupdates để biết số Thẩm Phán của Tòa Án Tối Cao Pháp Viện.
  6. Ai đang là Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện?
    ▪ Xin ghé thăm trang uscis.gov/citizenship/testupdates để biết tên của Chánh Án Tòa Án Tối Cao Pháp Viện
    Hoa Kỳ.
  7. Theo Hiến Pháp, chánh phủ liên bang có một số quyền. Một trong các quyền của chánh phủ liên bang là?
    ▪ in tiền
    ▪ tuyên chiến
    ▪ lập quân đội
    ▪ ký các hòa ước
  8. Theo Hiến Pháp, các tiểu bang có một số quyền. Một trong những quyền này là gì?
    ▪ cung cấp trường học và giáo dục
    ▪ bảo vệ dân chúng (cảnh sát)
    ▪ bảo vệ an toàn (các sở cứu hỏa)
    ▪ cấp bằng lái xe
    ▪ chia vùng và chấp thuận cách xử dụng đất đai
  • Nếu bạn 65 tuổi hoặc hơn và đã là thường-trú-nhân tại Hoa Kỳ được 20 năm hay hơn, bạn có thể chỉ cần học các câu hỏi có dấu hình sao (*) mà thôi.
  1. Có bao nhiêu Thượng Nghị Sĩ Liên Bang?
    ▪ một trăm (100)
  2. Chúng ta bầu Thượng Nghị Sĩ cho bao nhiêu năm?
    ▪ sáu (6)
  3. Ai là một trong những Thượng Nghị Sĩ Liên Bang của bạn?*
    ▪ Câu trả lời thay đổi tùy tiểu bang. [Cư dân ở thủ đô Washington, D.C. và cư dân ở các lãnh thổ Hoa Kỳ trả
    lời là DC hoặc lãnh thổ mình ở không có thượng-nghị-sĩ.]
  4. Hạ-Nghị-Viện có bao nhiêu dân biểu?
    ▪ bốn trăm ba mươi lăm (435)
  5. Chúng ta bầu dân biểu cho mấy năm?
    ▪ hai năm (2)
  6. Cho biết tên dân biểu của bạn.
    ▪ Câu trả lời sẽ thay đổi tùy nơi. [Cư dân ở các nơi có Đại Biểu “không có quyền biểu quyết” hoặc Đại Biểu
    Thường Trú có thể nói tên người đó. Cũng có thể trả lời là vùng đó không có đại diện có quyền biểu quyết tại
    Quốc Hội.]
  7. Thượng-nghị-sĩ đại diện ai?
    ▪ Tất cả người dân trong tiểu bang
  8. Tại sao có những tiểu bang có nhiều đại biểu hơn các tiểu bang khác?
    ▪ (Vì) dân số tiểu bang đó
    ▪ (Vì) tiểu bang đó đông dân hơn
    ▪ (Vì) một số tiểu bang đông dân hơn tiểu bang khác
  9. Nhiệm kỳ Tổng Thống là mấy năm?
    ▪ Bốn (4) năm
  10. Bầu Tổng Thống vào tháng nào?*
    ▪ Tháng Mười Một
  11. Hiện nay tên Tổng Thống Hoa Kỳ là gì?*
    ▪ Xin ghé thăm trang uscis.gov/citizenship/testupdates để biết tên của Tổng Thống Hoa Kỳ.
  12. Hiện nay tên Phó Tổng Thống Hoa Kỳ là gì?
    ▪ Xin ghé thăm trang uscis.gov/citizenship/testupdates để biết tên của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ.
  13. Nếu Tổng Thống không còn làm việc được nữa, ai sẽ thay thế làm Tổng Thống?
    ▪ Phó Tổng Thống
  14. Nếu cả Tổng Thống và Phó Tổng Thống không còn làm việc được nữa, ai sẽ thay thế?
    ▪ Chủ Tịch Hạ Nghị Viện
  15. Ai là Tổng Tư Lệnh quân đội?
    ▪ Tổng Thống
  16. Ai sẽ ký dự thảo luật thành luật?
    ▪ Tổng Thống
  17. Ai có quyền phủ quyết các dự luật?
    ▪ Tổng Thống

*Nếu bạn 65 tuổi hoặc hơn và đã là thường-trú-nhân tại Hoa Kỳ được 20 năm hay hơn, bạn có thể chỉ cần học các câu hỏi có dấu hình sao (*) mà thôi.

  1. Nội các của Tổng Thống làm gì?
    ▪ Cố vấn cho Tổng Thống
  2. Kể ra Hai chức vụ trong hàng nội các.
    ▪ Bộ Trưởng Canh Nông
    ▪ Bộ Trưởng Thương Mại
    ▪ Bộ Trưởng Quốc Phòng
    ▪ Bộ Trưởng Giáo Dục
    ▪ Bộ Trưởng Năng Lượng
    ▪ Bộ Trưởng Y Tế và Phục Vụ Nhân Sinh
    ▪ Bộ Trưởng Nội An
    ▪ Bộ Trưởng Gia Cư và Phát Triển Đô Thị
    ▪ Bộ Trưởng Nội Vụ
    ▪ Bộ Trưởng Lao Động
    ▪ Bộ Trưởng Ngoại Giao
    ▪ Bộ Trưởng Giao Thông
    ▪ Bộ Trưởng Ngân Khố hay Tài Chính
    ▪ Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh
    ▪ Bộ Trưởng Tư Pháp
    ▪ Phó Tổng Thống
  3. Ngành tư pháp làm gì?
    ▪ duyệt lại luật lệ
    ▪ cắt nghĩa luật lệ
    ▪ giải quyết tranh cãi (bất hòa)
    ▪ quyết định xem luật có đi ngược lại hiến pháp không
  4. Tòa án cao nhất ở Hoa Kỳ là gì?
    ▪ Tối Cao Pháp Viện
  5. Có bao nhiêu thẩm phán ở Tối Cao Pháp Viện?
    ▪ Xin ghé thăm trang uscis.gov/citizenship/testupdates để biết số Thẩm Phán của Tòa Án Tối Cao Pháp Viện.
  6. Ai đang là Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện?
    ▪ Xin ghé thăm trang uscis.gov/citizenship/testupdates để biết tên của Chánh Án Tòa Án Tối Cao Pháp Viện
    Hoa Kỳ.
  7. Theo Hiến Pháp, chánh phủ liên bang có một số quyền. Một trong các quyền của chánh phủ liên bang là?
    ▪ in tiền
    ▪ tuyên chiến
    ▪ lập quân đội
    ▪ ký các hòa ước
  8. Theo Hiến Pháp, các tiểu bang có một số quyền. Một trong những quyền này là gì?
    ▪ cung cấp trường học và giáo dục
    ▪ bảo vệ dân chúng (cảnh sát)
    ▪ bảo vệ an toàn (các sở cứu hỏa)
    ▪ cấp bằng lái xe
    ▪ chia vùng và chấp thuận cách xử dụng đất đai

*Nếu bạn 65 tuổi hoặc hơn và đã là thường-trú-nhân tại Hoa Kỳ được 20 năm hay hơn, bạn có thể chỉ cần học các câu hỏi có dấu hình sao (*) mà thôi.

  1. Thống Đốc tiểu bang của bạn tên gì?
    ▪ Câu trả lời tùy tiểu bang. [Cư dân vùng thủ đô Washington, D.C. phải trả lời là vùng thủ đô DC không có
    Thống Đốc.]
  2. Thủ phủ của tiểu bang bạn tên gì?*
    ▪ Câu trả lời tùy theo tiểu bang. [Cư dân vùng thủ đô Washington, D.C. phải trả lời là vùng DC không phải
    là một tiểu bang và không có thủ phủ. Cư dân các lãnh thổ hải ngoại của Hoa Kỳ phải cho biết thủ phủ của
    vùng lãnh thổ hải ngoại này.]
  3. Hai đảng chính của Hoa Kỳ là gì?*
    ▪ Dân Chủ và Cộng Hòa
  4. Đảng của Tổng Thống hiện tại là đảng nào?
    ▪ Xin ghé thăm trang uscis.gov/citizenship/testupdates để biết thông tin về chính đảng của Tổng Thống
    Hoa Kỳ.
  5. Chủ Tịch Hạ Viện hiện thời tên gì?
    ▪ Xin ghé thăm trang uscis.gov/citizenship/testupdates để biết tên của Chủ Tịch Hạ viện Dân Biểu Hoa Kỳ

C: Quyền Hạn và Bổn Phận

  1. Có bốn tu chính án Hiến Pháp về việc ai có quyền bầu cử. Kể ra Một trong các thứ đó.
    ▪ Công dân mười tám (18) tuổi và hơn (được đi bầu).
    ▪ Không phải trả (thuế bầu cử) để được bầu.
    ▪ Bất cứ công dân nào cũng được bầu (phụ nữ và nam giới đều được bầu).
    ▪ Nam giới của bất cứ chủng tộc nào (cũng đều được bầu).
  2. Một trong các bổn phận chỉ dành riêng cho công dân Hoa Kỳ là gì?*
    ▪ phục vụ trong bồi thẩm đoàn
    ▪ đi bầu trong bầu cử liên bang
  3. Cho biết một quyền của riêng công dân Hoa Kỳ.
    ▪ tham gia bầu cử cấp liên bang
    ▪ ứng cử chức vụ liên bang
  4. Cho biết hai quyền của mỗi người sống ở Hoa Kỳ?
    ▪ tự do phát biểu ý kiến
    ▪ tự do ngôn luận
    ▪ tự do hội họp
    ▪ tự do thỉnh nguyện chính quyền
    ▪ tự do tín ngưỡng
    ▪ quyền mang vũ khí tự vệ
  5. Khi nói Lời Tuyên Thệ Trung Thành (Pledge of Allegiance), chúng ta chứng tỏ sự trung thành với cái gì?
    ▪ Hoa Kỳ
    ▪ Lá cờ

*Nếu bạn 65 tuổi hoặc hơn và đã là thường-trú-nhân tại Hoa Kỳ được 20 năm hay hơn, bạn có thể chỉ cần học các câu hỏi
có dấu hình sao (*) mà thôi.

  1. Khi trở thành công dân Hoa Kỳ, một trong những lời hứa của bạn là gì?
    ▪ từ bỏ sự trung thành với các quốc gia khác
    ▪ bảo vệ Hiến Pháp và luật lệ Hoa Kỳ
    ▪ tuân hành luật lệ của Hoa Kỳ
    ▪ phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ (nếu cần)
    ▪ phục vụ (công việc quan trọng cho) Hoa Kỳ (nếu cần)
    ▪ trung thành với quốc gia Hoa Kỳ
  2. Công dân phải bao nhiêu tuổi mới được bầu Tổng Thống?*
    ▪ Mười Tám (18) và hơn
  3. Có hai cách công dân Hoa Kỳ có thể tham dự vào nền dân chủ là các cách nào?
    ▪ bầu cử
    ▪ tham gia một đảng phái chính trị
    ▪ tham dự vào một cuộc vận động tranh cử
    ▪ tham dự vào một nhóm hoạt động công dân
    ▪ tham dự vào một nhóm hoạt động cộng đồng
    ▪ phát biểu ý kiến về một vấn đề với một vị dân cử
    ▪ gọi điện thoại cho nghị sĩ và dân biểu
    ▪ công khai ủng hộ hoặc phản đối một vấn đề hay chính sách nào đó
    ▪ tranh cử
    ▪ góp ý kiến trên một tờ báo
  4. Ngày cuối cùng có thể nạp mẫu khai thuế cho liên bang là?*
    ▪ 15 Tháng Tư
  5. Khi nào tất cả nam giới phải ghi tên cho Sở Quân Vụ (Selective Service)?
    ▪ ở tuổi mười tám (18)
    ▪ ở giữa tuổi mười tám (18) và hai mươi sáu (26)

LỊCH SỬ HOA KỲ

A: Thời kỳ Thuộc Địa và Độc Lập

  1. Một trong những lý do khiến người di dân thời thuộc địa tới Mỹ Châu là gì?
    ▪ tự do
    ▪ tự do chính trị
    ▪ tự do tôn giáo
    ▪ cơ hội kinh tế
    ▪ hành xử tôn giáo của mình
    ▪ tránh sự áp bức
  2. Những ai sống tại Mỹ trước khi người Âu Châu tới?
    ▪ người da đỏ Mỹ Châu
    ▪ thổ dân Mỹ Châu

*Nếu bạn 65 tuổi hoặc hơn và đã là thường-trú-nhân tại Hoa Kỳ được 20 năm hay hơn, bạn có thể chỉ cần học các câu hỏi
có dấu hình sao (*) mà thôi.

  1. Nhóm người nào được mang tới Mỹ Châu và bán làm nô lệ?
    ▪ người Phi Châu
    ▪ người từ Phi Châu
  2. Tại sao những người di dân thời thuộc địa chống lại người Anh?
    ▪ vì thuế má cao quá (phải đóng thuế mà không có người đại diện)
    ▪ vì quân đội Anh đồn trú trong nhà của họ (ở trọ, làm trại binh)
    ▪ vì người di dân thời thuộc địa không có chính quyền tự quản
  3. Ai viết Bản Tuyên Ngôn Độc Lập?
    ▪ (Thomas) Jefferson
  4. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập được chấp nhận lúc nào?
    ▪ 4 Tháng Bẩy 1776
  5. Có 13 tiểu bang nguyên thủy. Cho biết ba tiểu bang.
    ▪ New Hampshire
    ▪ Massachusetts
    ▪ Rhode Island
    ▪ Connecticut
    ▪ New York
    ▪ New Jersey
    ▪ Pennsylvania
    ▪ Delaware
    ▪ Maryland
    ▪ Virginia
    ▪ North Carolina
    ▪ South Carolina
    ▪ Georgia
  6. Việc gì xảy ra tại Đại Hội Lập Hiến (Constitutional Convention)?
    ▪ Soạn thảo Hiến Pháp.
    ▪ Các nhà lập quốc soạn thảo Hiến Pháp.
  7. Hiến Pháp được soạn thảo khi nào?
    ▪ 1787
  8. Các bài tham luận gọi là Federalist Papers có mục đích hỗ trợ việc thông qua Hiến Pháp Hoa Kỳ. Kể tên
    một trong những người viết tham luận.
    ▪ (James) Madison
    ▪ (Alexander) Hamilton
    ▪ (John) Jay
    ▪ Publius
  9. Một việc gì làm Benjamin Franklin nổi tiếng?
    ▪ nhà ngoại giao Hoa Kỳ
    ▪ thành viên già nhất của Đại Hội Lập Hiến
    ▪ Tổng Giám Đốc Bưu Điện đầu tiên của Hoa Kỳ
    ▪ người viết cuốn lịch “Poor Richard’s Almanac”
    ▪ khởi công xây các thư viện miễn phí đầu tiên của Hoa Kỳ

*Nếu bạn 65 tuổi hoặc hơn và đã là thường-trú-nhân tại Hoa Kỳ được 20 năm hay hơn, bạn có thể chỉ cần học các câu hỏi có dấu hình sao (*) mà thôi.

  1. Ai được gọi là cha đẻ của nước Mỹ?
    ▪ (George) Washington
  2. Ai là Tổng Thống đầu tiên?*
    ▪ (George) Washington

B: Thời Kỳ 1800

  1. Hoa Kỳ mua lãnh thổ nào của Pháp vào năm 1803?
    ▪ Lãnh Thổ Louisiana
    ▪ Louisiana
  2. Nói tên một trong những cuộc chiến Hoa Kỳ tham dự thời 1800.
    ▪ Chiến tranh 1812
    ▪ Chiến tranh Hoa Kỳ-Mễ-Tây-Cơ (Mexico)
    ▪ Nội chiến
    ▪ Chiến tranh Hoa Kỳ-Tây-Ban-Nha
  3. Tên gọi của cuộc chiến trên đất Hoa Kỳ giữa miền Bắc và miền Nam là gì.
    ▪ Nội chiến
    ▪ Chiến tranh giữa các Tiểu Bang
  4. Cho biết một vấn đề đưa tới cuộc nội chiến.
    ▪ vấn đề nô lệ
    ▪ các vấn đề kinh tế
    ▪ quyền của các tiểu bang
  5. Một điều quan trọng mà Abraham Lincoln làm là gì?*
    ▪ giải phóng nô lệ (Tuyên Ngôn Giải Phóng)
    ▪ giữ gìn (hoặc bảo tồn) đoàn kết Quốc Gia
    ▪ lãnh đạo Hoa Kỳ trong Cuộc Nội Chiến
  6. Tuyên Ngôn Giải Phóng làm gì?
    ▪ giải phóng nô lệ
    ▪ giải phóng nô lệ thuộc tập hợp (nhóm) các tiểu bang ly khai miền Nam
    ▪ giải phóng nô lệ ở các tiểu bang miền Nam
    ▪ giải phóng nô lệ ở đa số các tiểu bang miền Nam
  7. Bà Susan B. Anthony làm gì?
    ▪ tranh đấu cho quyền phụ nữ
    ▪ tranh đấu cho dân quyền
    C: Lịch Sử Cận Đại Hoa Kỳ và Các Thông Tin Lịch Sử Quan Trọng Khác
  8. Cho biết một cuộc chiến mà Hoa Kỳ tham dự vào thập niên 1900.*
    ▪ Thế Chiến Thứ Nhất
    ▪ Thế Chiến Thứ Hai
    ▪ Chiến Tranh Cao Ly (Triều Tiên)
    ▪ Chiến Tranh Việt Nam
    ▪ Chiến tranh Vùng Vịnh (Ba Tư)

*Nếu bạn 65 tuổi hoặc hơn và đã là thường-trú-nhân tại Hoa Kỳ được 20 năm hay hơn, bạn có thể chỉ cần học các câu hỏi có dấu hình sao (*) mà thôi.

  1. Ai là Tổng Thống trong Thế Chiến Thứ Nhất?
    ▪ (Woodrow) Wilson
  2. Ai là Tổng Thống trong thời kỳ Khủng Hoảng Kinh Tế và Thế Chiến Thứ Hai?
    ▪ (Franklin) Roosevelt
  3. Trong Thế Chiến Thứ Hai, Hoa Kỳ chiến đấu chống các nước nào?
    ▪ Nhật Bản, Đức và Ý
  4. Trước khi trở thành Tổng Thống, Eisenhower là tướng lãnh. Ông ta đánh trận nào?
    ▪ Thế Chiến Thứ Hai
  5. Trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, quan tâm chính của Hoa Kỳ là gì?
    ▪ Chủ Nghĩa Cộng Sản
  6. Phong trào nào tìm cách chấm dứt sự phân biệt chủng tộc?
    ▪ (phong trào) dân quyền
  7. Martin Luther King, Jr. đã làm gì?*
    ▪ tranh đấu cho dân quyền
    ▪ hoạt động nhằm mang lại bình đẳng cho mọi người Mỹ
  8. Biến cố lớn lao nào xảy ra vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa Kỳ?
    ▪ Bọn khủng bố tấn công Hoa Kỳ.
  9. Kể tên một bộ lạc da đỏ tại Mỹ.
    [Phỏng vấn viên USCIS sẽ được cung cấp một danh sách các bộ lạc da đỏ được liên bang công nhận.]
    ▪ Cherokee
    ▪ Navajo
    ▪ Sioux
    ▪ Chippewa
    ▪ Choctaw
    ▪ Pueblo
    ▪ Apache
    ▪ Iroquois
    ▪ Creek
    ▪ Blackfeet
    ▪ Seminole
    ▪ Cheyenne
    ▪ Arawak
    ▪ Shawnee
    ▪ Mohegan
    ▪ Huron
    ▪ Oneida
    ▪ Lakota
    ▪ Crow
    ▪ Teton
    ▪ Hopi
    ▪ Inuit

*Nếu bạn 65 tuổi hoặc hơn và đã là thường-trú-nhân tại Hoa Kỳ được 20 năm hay hơn, bạn có thể chỉ cần học các câu hỏi có dấu hình sao (*) mà thôi.

TỔNG HỢP VỀ KIẾN THỨC CÔNG DÂN

A: Địa Dư

  1. Cho biết một trong hai con sông dài nhất ở Hoa Kỳ.
    ▪ (Sông) Missouri
    ▪ (Sông) Mississippi
  2. Biển nào ở bờ biển phía Tây Hoa Kỳ?
    ▪ Thái-Bình-Dương
  3. Biển nào ở bờ biển phía Đông Hoa Kỳ?
    ▪ Đại-Tây-Dương
  4. Cho biết một lãnh thổ hải ngoại của Hoa Kỳ.
    ▪ Puerto Rico
    ▪ Quần Đảo Virgin
    ▪ Đảo Samoa
    ▪ Quần Đảo Bắc Mariana
    ▪ Đảo Guam
  5. Cho biết một trong những tiểu bang ráp ranh Gia-Nã-Đại.
    ▪ Maine
    ▪ New Hampshire
    ▪ Vermont
    ▪ New York
    ▪ Pennsylvania
    ▪ Ohio
    ▪ Michigan
    ▪ Minnesota
    ▪ North Dakota
    ▪ Montana
    ▪ Idaho
    ▪ Washington
    ▪ Alaska
  6. Cho biết một trong những tiểu bang ráp ranh Mễ-Tây-Cơ.
    ▪ California
    ▪ Arizona
    ▪ New Mexico
    ▪ Texas
  7. Thủ đô của Hoa Kỳ tên gì?*
    ▪ Washington, D.C.
  8. Tượng Nữ Thần Tự Do ở đâu?*
    ▪ (Hải Cảng) Nữu Ước
    ▪ Đảo Liberty
    [Cũng chấp nhận nếu trả lời là New Jersey, gần thành phố New York và trên sông Hudson.]

*Nếu bạn 65 tuổi hoặc hơn và đã là thường-trú-nhân tại Hoa Kỳ được 20 năm hay hơn, bạn có thể chỉ cần học các câu hỏi có dấu hình sao (*) mà thôi.

B: Các Biểu Tượng

  1. Tại sao lá cờ Hoa Kỳ có 13 lằn gạch?
    ▪ bởi vì đã có 13 thuộc địa nguyên thủy
    ▪ bởi vì các lằn này tượng trưng cho 13 thuộc địa nguyên thủy
  2. Tại sao lá cờ Hoa Kỳ có 50 ngôi sao?*
    ▪ bởi vì mỗi tiểu bang có một ngôi sao
    ▪ bởi vì mỗi ngôi sao tượng trưng cho một tiểu bang
    ▪ bởi vì có 50 tiểu bang
  3. Tựa của bài quốc ca Hoa Kỳ là gì?
    ▪ The Star-Spangled Banner
    C: Các Ngày Lễ
  4. Ngày nào là ngày Lễ Độc Lập?*
    ▪ 4 Tháng Bẩy
  5. Cho biết hai ngày lễ quốc gia của Hoa Kỳ.
    ▪ Tết Tây
    ▪ Ngày Sinh của Martin Luther King, Jr.
    ▪ Ngày Các Tổng Thống
    ▪ Lễ Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial Day)
    ▪ Lễ Độc Lập (Independence Day)
    ▪ Lễ Lao Động (Labor Day)
    ▪ Ngày Tưởng Niệm Columbus
    ▪ Ngày Cựu Chiến Binh (Veterans Day)
    ▪ Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving)
    ▪ Lễ Giáng Sinh

*Nếu bạn 65 tuổi hoặc hơn và đã là thường-trú-nhân tại Hoa Kỳ được 20 năm hay hơn, bạn có thể chỉ cần học các câu hỏi có dấu hình sao (*) mà thôi.

(rev. 03/19) – www.uscis.gov

Categories
2. THÔNG BÁO

PORTLAND WATER BUREAU: GHI DANH GIẢM GIÁ TIỀN NƯỚC

City of Portland (Thành phố Portland) cung cấp chương trình giảm giá phí nước thải, nước mưa và nước cho tất cả gia đình có đủ điều kiện nhận dịch vụ nước và/hoặc nước thải vệ sinh với tư cách khách hàng trực tiếp của Portland Water Bureau (Cục Thủy vụ Portland) hoặc Bureau of Environmental Services (Cục Dịch vụ Môi trường).

Categories
4. TÀI LIỆU

VNCO History

Lịch sử hình thành VNCO

This article about VNCO in Vietnamese and Englis

………………………………………..

Tiếng Việt (Vietnamese)

Lịch sử và hình thành của VNCO là gì?

Vào gần cuối tháng 3 năm 1994, chúng tôi phát hiện ra rằng các cộng đồng ở California đã bầu chọn Hội đồng Cộng đồng Việt Nam, “Nhóm của Ủy ban Vận động Bầu cử Đại biểu Cộng đồng Oregon” cùng với nhiều tổ chức Việt Nam ở Oregon như Cộng đồng Tôn giáo, Liên đoàn đa tổ chức, Ủy ban điều phối các hoạt động quốc gia Việt Nam, v.v., cùng các thành viên của họ, đã họp tại

Trung tâm Mục vụ Cộng đồng thuộc Nhà thờ Đức Mẹ La Vang, đã lập Ban Vận động Bầu cử và soạn thảo Quy chế cho Cộng đồng.

Ngày 8 tháng 10 năm 1995, một cuộc bầu cử được tiến hành tại Trung tâm Cộng đồng Châu Á trên đường Glisan, bầu ông Huỳnh Quốc Bình làm Chủ tịch đầu tiên của Cộng đồng Việt Nam tại Oregon. Hiện nay, Chủ tịch hiện tại và thứ sáu của VNCO là ông Từ Đức Tháo.

Thứ nhất – Mr. Huỳnh Quốc Bình

Thứ 2 – Mr. Nguyễn Bác Ái

Thứ 3 – Mr. Đoàn Kim Bàng 

Thứ 4 – Mr. Trần Quang Đệ

Thứ 5 – Ms Cổ Vương Ngọc Lan 

Thứ 6 – Mr. Từ Đức Tháo 

Từ Đức Tháo 

Quốc tịch hiện tại của tôi là Công dân Nhập tịch Hoa Kỳ. Tôi đã sống ở Hoa Kỳ từ ngày 23 tháng 7 năm 1991. Tôi đã hoàn thành các bằng Cao đẳng về Nghệ thuật, Khoa học và Nghiên cứu Tổng quát vào tháng 6 năm 1995. Theo học ngành X-quang tại OIT từ năm 1997 đến năm 2000, tôi lấy được Bằng Cử nhân về Khoa học Công nghệ X-quang vào tháng 6 năm 2000. Tôi đã làm việc cho Vancouver Clinnic kể từ ngày 11 tháng 6 năm 2000.

Tôi tình nguyện làm việc cho Tổ chức Ủy ban Công nhân tại Portland từ năm 1994 đến năm 1999. Tôi đã dạy tiếng Việt tại Trường Việt Nam vào Chủ nhật từ tháng 9 năm 2010. 

Hiện tôi làm việc cho Cộng đồng người Việt Oregon (VNCO). Chức danh hiện tại của tôi là Chủ tịch VNCO. Tôi cũng là thành viên của Viện Lãnh đạo Cộng đồng Cư dân Châu Á Thái Bình Dương (API-CLI). API-CLI được dẫn dắt bởi Cộng đồng Người nhập cư và Tị nạn / Trung tâm Gia đình Châu Á trong quan hệ đối tác với Mạng lưới người Mỹ Châu Á Thái Bình Dương của Oregon (APANO). Tôi kết hôn năm 1999 và có hai con trai hiện đang học tại Đại học Portland và Đại học Tiểu Bang Oregon trong năm học này.

Bạn có hoạt động thường niên nào không?

– Tết (Tết Nguyên đán)

– Quốc Hận 30/04 (Tưởng nhớ Miền Nam sụp đổ hay Tháng Tư Đen – 30/04)

– Tết Trung Thu / Tết Nhi Đồng (Tết Trung Thu)

– Gây quỹ hàng năm

– VNCO tham gia Grand Floral Parade. Chúng tôi có một chiếc xe hoa do các tình nguyện viên trong cộng đồng chế tạo hoặc chúng tô đi bộ trong cuộc diễu hành.

Portland có những loại hoạt động nào khác liên quan đến Việt Nam?

Các trường Việt ngữ:

Trường Việt ngữ Văn Lang (ở Portland) & Trường Việt ngữ Lạc Hồng (ở Portland) & Trường Việt ngữ Lạc Hồng (ở Beaverton).

Cộng đồng Người Việt Oregon (VNCO) thăm các Trường học và Trung tâm Cao Niên tại Trung tâm Hollywood. VNCO cũng phục vụ thực phẩm cho những người có nhu cầu ở trung tâm thành phố Portland (làm việc với Potluck trong Công viên). Kể từ sau đại dịch Covid-19, VNCO đã tổ chức hơn 20 sự kiện tiêm chủng để phục vụ người dân Portland và vùng phụ cận.

Các hoạt động hàng ngày của bạn là gì?

Tất cả các thành viên hội đồng đều là tình nguyện viên. Tất cả chúng ta đều có công việc toàn thời gian và một số đã nghỉ hưu.

Tôi có một công việc toàn thời gian và làm việc cho Bang Oregon. Các hoạt động hàng ngày của tôi là làm việc với ban tổ chức các sự kiện. Tôi làm việc với các nhóm khác để cộng tác các hoạt động trong Cộng đồng. Những công việc này được thực hiện qua email và điện thoại sau giờ làm việc. Trong những ngày cuối tuần, đó sẽ là những ngày bận rộn nhất của tôi. Tôi sẽ tham dự cuộc họp hội đồng quản trị của chúng tôi, gặp gỡ các đối tác mà chúng tôi đang hợp tác cho Dịch vụ Miễn thuế dành cho các gia đình có thu nhập thấp. Tôi sẽ gặp gỡ các doanh nghiệp địa phương nếu cần thiết. Tham dự các sự kiện / hoạt động của nhóm / tổ chức khác và đôi khi đám tang đại diện cho cộng đồng.

Điều gì thu hút người Việt ở Portland đến với nhau? Cũng có sự chia rẽ trong cộng đồng?

Chúng tôi muốn xây dựng một cộng đồng vững mạnh và truyền lại cho thế hệ sau. Có rất nhiều nhóm / tổ chức trong cộng đồng. Trong cộng đồng, chúng tôi có các nhóm khác như Hội Cựu Quân Nhân Không Quân VNCH, Hội Cựu Quân Nhân Hải Quân, Hội của Trường Võ Bị Quốc Gia và Hội của Trường Sĩ Quan Bộ Binh, Hội Cựu Quân Nhân Thúy Quân Lục Chiến là những Cựu chiến binh miền Nam Việt Nam.

………………………………………

in English

 What is the history and background of VNCO?

Near the end of March, 1994, we discovered that the communities in California elected the Council of the Vietnamese Community, “The Team of the Campaigning Committee For the Election of Oregon Community Representatives“ with many Oregon Vietnamese organizations such as the Religious Communities, the Confederation of Multi-Organizations, the Coordinated Committee of National Vietnamese Activities, etc., with their fellow members, met at the Community Pastoral Center of Lady of La Vang Church, created the Election Campaign and drafted the Regulations for the Community.

On October 8th, 1995, an election was conducted at the Asian Community Center on Glisan Street, which elected Mr. Huynh Quoc Binh to be the first President of the Vietnamese Community in Oregon. 

Now, the current and sixth President of the VNCO is Mr. Thao Duc Tu.

1st – Mr.  Binh Quoc Huynh

2nd – Mr. Ai Bac Nguyễn 

3rd – Mr. Bang Kim Doan 

4th – Mr. De Quang Tran 

5th – Ms Lan Vương Ngoc Co 

6th – Mr. Thao Duc Tu 

Thao Duc Tu

My current citizenship is an US Naturalization Citizen. I have been living in the US since July 23rd, 1991. I completed my Associate Degrees of Art, Science and General Studies in June 1995.  Studying for radiology at OIT from 1997 to 2000, I earned a Bachelor Degree in Science of Radiologic Technology in June 2000. I have been working for a clinic in Vancouver since June 11th, 2000.

I volunteered to work for Workers Committee Organization in Portland from 1994 to 1999. I have been teaching Vietnamese at a Vietnamese School on Sunday since September, 2010.

 I now work for the Vietnamese Community of Oregon (VNCO). My current title is President of the VNCO. I am also a member of the Asian Pacific Islander Community Leadership Institute (API-CLI). API-CLI is led by Immigrant and Refugee Community / Asian Family Center in partnership with the Asian Pacific American Network of Oregon (APANO). I got married in 1999 and have had two sons who are currently studying at University of Portland and Oregon State University this school year.

Do you have any annual activities?

– Tết (Lunar New Year celebration)

– Quốc Hận 30/04 (Remembrance of the Fall of South Vietnam or Black April – 30/04)

– Tết TrungThu/Tết Nhi Đồng (Mid-Autumn Festival)

– Annual Fundraising

– VNCO participates in the Grand Floral Parade. We either have a float that is built by the volunteers in the community or we march in the parade.

What other types of Vietnamese related activities are available in Portland?

Vietnamese Language Schools: 

Văn Lang Vietnamese School (in Portland) & Lạc Hồng Vietnamese School (in Beaverton).

Vietnamese Community of Oregon (VNCO) visits Schools and Senior Center at Hollywood Senior Center. VNCO also serves food to people in need in downtown Portland (work with Potluck in the Park). Since the Covid-19 pandemic, VNCO has held more than 20 vaccination events to serve people in Portland and vicinity.

What are your day-to-day activities?

All the board members are volunteers. We all have a full time jobs and some are retired.

I have a full-time job and working for the State of Oregon. My day-to-day activities are working with our boards organizing the events. I work with other groups collaborating the activities in the Community. These tasks are done by email and phone after work. During the weekends, it will be my busiest days. I will attend our board meeting, meeting with partners that we are working with for our Free Tax Service for low-income families. I will meet with local businesses if necessary. Attend other groups/organization events/activities and funeral sometime representing the community.

What draws Vietnamese in Portland together? Are there also divisions within the community?

We want to build a strong community and pass down to the next generation. There are so many groups/organization in the community. In the community, we have other group such as Former VNCH’s Air Force Association, Navy Association, National Military Academy’s Association and Reserve Military Academy’s Association. They are the South Vietnam Veterans.”

Thao Duc Tu

President of Vietnamese Community of Oregon

thaotvnco@gmail.com

503 349 9232